Bình giữ nhiệt đang ngày càng được nhiều người sử dụng vì tính tiện dụng của nó. Người ta dễ dàng mang theo bên mình bình nước nóng vào mùa lạnh và có nước mát uống vào những ngày hè oi bức. Tần suất sử dụng càng lớn thì đòi hỏi bình giữ nhiệt phải được làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe nếu không thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Vậy bình giữ nhiệt làm từ chất liệu gì là tốt nhất?

TS. William Kaukler

Associate Research Professor, Rotorcraft Systems Engineering & Simulation Center (RSESC)

Nhà khoa học vật liệu – Giáo sư vật liệu với 40 năm kinh nghiệm

Nếu bình giữ nhiệt làm bằng nhựa thì phải là nhựa PE (Polyethylene) vì bề mặt của nhựa khá trơn láng, vi khuẩn khó tích tụ trên bề mặt. Còn các loại nhựa khác kém tinh khiết hơn nhựa PE nên tích tụ vi khuẩn và các chất hóa học có thể hòa tan vào nước uống.

Thủy tinh giải phóng vào nước oxit, khiến cho nước có vị ngon hơn và tốt cho sức khỏe (nước khoáng). Tuy nhiên nó chỉ giải phóng rất rất ít.

Thép không gỉ có chứa niken nên sẽ rất độc với một số người bị dị ứng với niken. Kể cả khi bề mặt ruột bình giữ nhiệt được phủ một lớp ceramic crôm ôxit (Cr2O3) thì khi ruột bình bị cào xước trong quá trình vệ sinh bình thì niken vẫn có thể bị phô ra.

Bình giữ nhiệt làm bằng nhựa PE thì trong hay ngoài đều như nhau, bị cào xước cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên một số loại nhựa khác có thể tiết ra nhiều hóa chất hơn khi bị cào xước như nhựa xốp (Styrofoam), lớp nhựa tráng trong lon nước, lớp Teflon tráng trong lòng chảo rán, nhựa PET dùng làm chai đựng nước.

Anton Boutin

Đại học California, San Diego (Mỹ) (Ngành Applied math and Mechanical Engineering)

Bình giữ nhiệt ruột bằng thủy tinh hay gốm/sứ là tốt nhất vì chúng ít xảy ra các phản ứng hóa học khi tiếp xúc với hầu hết các chất khác. Nhiều người nghĩ rằng bình giữ nhiệt ruột bằng thủy tinh dễ bị vỡ do tác động của nhiệt nhưng điều này dễ dàng được khắc phục bằng cách sử dụng thủy tinh cường lực hoặc thủy tinh có chứa nguyên liệu chịu nhiệt Borosilicate (thủy tinh Borosilicate có độ dãn nở bằng không nên không bị nứt vỡ do nhiệt).

Bình giữ nhiệt ruột bằng inox / thép không gỉ khiến nước có mùi vị kỳ lạ do kim loại giải phóng các nguyên tử vào nước. Đặc biệt nếu bạn sử dụng nước được lọc bằng công nghệ RO, thì nước như một miếng bọt biển, hút càng nhiều các ion trong kim loại khiến mùi càng nặng.

Còn lại là bình giữ nhiệt ruột bằng nhựa PE hoặc PP (Polypropylene). Cả hai loại nhựa này phải là nhựa nguyên sinh thì mới không gây phản ứng hóa học. PE và PP cũng được ứng dụng trong ngành dược phẩm do tính ổn định và hữu dụng của chúng. Có những phiên bản khác của PE và PP thậm chí còn rắn hơn và tính chịu nhiệt cao hơn, ví như PEX được dùng làm ống dẫn nước. PE ổn định trước nhiệt độ sôi cao nhất. Mật độ phân tử PE hơn Kevlar 40% và nhiều hơn thép rất nhiều lần. Thêm vào đó PE còn chống tia cực tím và có thể nổi trên mặt nước.

Nếu bạn đổ nước vào bình giữ nhiệt ruột bằng thủy tinh, nhựa hay thép đặt trong tuyết ở Alaska hay vùi trong cát nóng Sahara cả thế kỷ, chỉ có bình giữ nhiệt ruột thủy tinh mới giữ mùi vị của nước như ban đầu.

Alex

Nguồn: Quora

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.

Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 1
0979600548
Lên đầu trang